Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1
0985525773
Kinh doanh 2
0983505352
Kinh doanh 3
0986438532
Kinh doanh 4
0986204553
Thống kê truy cập
2.777.214
Putin: Lạnh như đá và cự tuyệt phương Tây
Chính xác là Putin sẽ đi tới đâu để giành lại ảnh hưởng trên các vùng lãnh thổ? Đó là câu hỏi mà vị tổng thống Mỹ hiện tại và có khả năng là người kế tiếp sẽ đặt ra trong thời gian tới.

Lạnh như đá 

Nhưng ông Bush không muốn từ bỏ thậm chí cả khi những người xung quanh không còn thấy cơ hội. Bộ trưởng Quốc phòng mới, Robert M. Gates, trở về từ cuộc gặp đầu tiên với Putin và nói với các cộng sự điều khác Bush, rằng, ông đã “nhìn vào mắt Putin và đúng như dự đoán, đó là một người lạnh như đá”. 

Putin, Nga, Crưm, Mỹ, Obama
Ảnh: Ahram

Mùa xuân năm 2008, Bush đưa Ukraina và Grudia vào con đường gia nhập NATO, chia cắt liên minh và khiến Putin nổi giận. Tháng 8 năm đó, hai nhà lãnh đạo có mặt tại Bắc Kinh nhân Olympic mùa hè và khẩu chiến khi quân đội Nga tiến vào Grudia.

Trong hồi ký, Bush nhớ lại cuộc đối đầu với Putin. “Tôi cảnh báo ông Saakashvili rất nóng tính” (chỉ Tổng thống Grudia khi đó là Mikheil Saakashvili), Bush nói với Putin. “Tôi cũng nóng tính”, Putin đáp. “Không, ông là người máu lạnh”.

Bush đáp trả cuộc chiến Grudia bằng cách gửi viện trợ nhân đạo cho Grudia, điều một tàu chiến tới khu vực và ngừng thoả thuận hạt nhân dân sự với Nga.

Lo lắng Crưm sẽ là điểm tiếp theo, Bush đã thành công trong việc chặn bước Nga “nuốt chửng” hoàn toàn Grudia. Nhưng vào đêm trước sự sụp đổ của Lehman Brothers cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông đã không áp dụng các biện pháp cấm vận như Obama đang làm hiện nay.

“Chúng tôi và người châu Âu bị đẩy vào mối quan hệ tồi tệ vào cuối 2008”, Stephen J. Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của Bush nhớ lại. “Chúng tôi muốn gửi đi thông điệp rằng, chiến lược này khó có thể chấp nhận. Giờ nghĩ lại, chúng tôi nên làm nhiều hơn nữa”. Nếu Bush không tiến hành những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất có thể thì người kế nhiệm ông đã sớm gây ra tranh luận về chuyện này. Chỉ sau vài tháng nhậm chức, Obama quyết định chấm dứt việc cô lập Nga vì vấn đề Grudia để tái thiết quan hệ hai nước.

Putin đã tuân thủ quy định hiến pháp giới hạn hai nhiệm kỳ của Nga, bước sang bên và chuyển giao quyền lực cho Dmitri A. Medvedev trong khi trở lại đảm nhận ghế thủ tướng. Vì thế, Obama quyết định cư xử với ông Medvedev như một nhà lãnh đạo thực sự.

Trước chuyến công du đầu tiên tới Moscow, ông Obama công khai tán dương ông Medvedev như một nhà lãnh đạo thế hệ mới.

Trong số những người hoài nghi Putin có Gates, vẫn đảm đương cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và Hillary Clinton, tân Ngoại trưởng Mỹ. Cũng như ông Gates, bà Clinton rất nghi ngờ Putin. Tuy nhiên, cả hai đều nhất trí phải nỗ lực và bà đã cùng với người đồng cấp nhấn chiếc nút “reset” (thiết lập lại).

Canh bạc của Obama

Trong một khoảng thời gian, canh bạc của Obama với Medvedev dường như đã hoạt động. Họ khôi phục thoả thuận hạt nhân dân sự thời Bush, ký hiệp ước về vũ khí hạt nhân, thông qua thoả thuận cho phép quân đội Mỹ bay qua không phận Nga tới Afghanistan và hợp tác trong áp dụng lệnh trừng phạt với Iran.

Tuy nhiên, Putin không bỏ qua chuyện này. Năm 2012 ông đã trở lại ghế tổng thống và thể hiện rõ rằng, sẽ không để Obama “thao túng”.

Putin phớt lờ mọi nỗ lực của Obama nhằm khởi động những cuộc đàm phán hạt nhân mới, cho phép “kẻ tội đồ” Edward J. Snowden ẩn trú. Ông Obama đã hoãn một chuyến công du tới Moscow, tuyên bố không có liên hệ cá nhân với Putin.

Theo một số chuyên gia, cuối cùng, ông Obama đã không nhìn thấy cuộc cách mạng thân phương Tây tại Ukraina (lật đổ một đồng minh của Moscow) phản chiếu qua mắt nhìn Putin như thế nào. “Khi không có sự trao đổi đáng kể nào hay lòng tin tưởng giữa Obama và Putin, thì gần như là điều không thể nếu muốn sử dụng các cuộc điện đàm cấp cao để giải quyết vấn đề”, Andrew Weiss, nguyên cố vấn về Nga cho ông Clinton đánh giá.

Khi cố gắng tìm ra những gì phải làm để chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraina, Obama đã tiếp xúc với những nhà lãnh đạo khác vẫn duy trì quan hệ với Putin, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà nói với Tổng thống Mỹ, sau cuộc trao đổi với Putin, bà cho rằng, ông đã “ở một thế giới khác”. Ngoại trưởng John Kerry sau đó công khai nhấn mạnh, bài phát biểu của Putin về Crưm “không ăn nhập với thực tế”.

Đã nổ ra một cuộc tranh luận tại Washington: Putin đã thay đổi trong 15 năm qua và trở nên mất phương hướng theo một cách nào đó? Hay đơn giản là ông nhìn thế giới hoàn toàn khác biệt với phương Tây nên khó tìm ra điểm chung?

“Ông ấy không ảo tưởng, nhưng ông ấy sống trong một nước Nga của quá khứ - một phiên bản của quá khứ mà ông đã tạo ra”, Fiona Hill, quan chức tình báo hàng đầu về Nga thời Bush cho biết. “Hiện tại của ông được xác định bởi chính điều này và không có một tầm nhìn rõ ràng cho tương lai. Chính xác là ông đi tới đâu để giành lại ảnh hưởng trên các vùng lãnh thổ? Sau đó là gì?”.

Đó là câu hỏi mà vị tổng thống Mỹ hiện tại và có khả năng là người kế tiếp sẽ đặt ra trong thời gian tới.

Thái An(theo Nytimes)

Các bản tin khác:
» Phát hiện thêm 122 mảnh vỡ nghi của máy bay Malaysia
» 5 công an dùng nhục hình: "Bức xúc vì nghi can không khai"
» Boeing, Malaysia Airlines đối mặt vụ kiện 1,9 tỷ USD
» Nghi án hối lộ 16 tỷ: Lãnh đạo phải giải trình nói gì?
» Đà Nẵng xây đô thị trên cao: Chuyện... không tưởng?