Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1
0985525773
Kinh doanh 2
0983505352
Kinh doanh 3
0986438532
Kinh doanh 4
0986204553
Thống kê truy cập
2.777.214
Mỹ, Nhật liên thủ trong phép thử 'hổ giấy'
Lầu Năm Góc tuyên bố, các máy bay quân sự Mỹ sẽ không thay đổi cách thức hoạt động ở Hoa Đông bất chấp thông báo của Trung Quốc về Vùng xác định phòng không (ADIZ).

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren khẳng định, thông báo của Trung Quốc không thay đổi hoạt động quân sự Mỹ ở khu vực được coi là vùng biển và không phận quốc tế. “Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến bay trong vùng, gồm cả với đồng minh và đối tác", ông Warren nói với báo giới. “Khi bay vào ADIZ này, chúng tôi sẽ không đăng ký kế hoạch bay, không nhận dạng tín hiệu, tần số cũng như logo".

Ông Warren không công bố chi tiết về chuyến bay mới nhất qua ADIZ hay thời gian cho chuyến bay tới. Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đều đưa ra tuyên bố bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc, vùng phòng không, Nhật Bản, Mỹ, Hoa Đông, B52, tàu sân bay
Máy bay ném bom B52 của Mỹ bay quanh vùng tranh chấp ở Hoa Đông mà không cần thông tin cho Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Vào tối 25/11, hai máy bay quân sự của Mỹ đã bay quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông mà không thông báo trước cho Trung Quốc. Theo ông Warren, hai máy bay này đã hiện diện tại ADIZ trong vòng "chưa đầy một giờ đồng hồ" và "không gặp sự cố nào".

"Nếu Mỹ thực hiện thêm hai hoặc ba chuyến bay như vậy, Trung Quốc sẽ buộc phải phản ứng. Nếu Trung Quốc chỉ nói mà không làm thì họ sẽ mất mặt", Tôn Chiết, giáo sư tại Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung, Đại học Thanh Hoa nói. "Khái niệm hổ giấy là rất quan trọng. Tất cả các bên phải đối mặt với nó".

Nhà phân tích Robert Kaplan, cựu thành viên Ủy ban Chính sách quốc phòng Lầu Năm Góc chỉ ra rằng, việc điều động hai máy bay ném bom B52 tới quần đảo tranh chấp là "sự biểu dương lực lượng trong cam kết bảo vệ Nhật Bản, khẳng định cách nhìn nhận nghiêm túc của Mỹ trước động thái từ Trung Quốc".

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay đã theo dõi toàn bộ quá trình máy bay ném bom Mỹ đi qua khu vực. Trong khi đó, một phát ngôn viên quốc phòng Mỹ khẳng định, các máy bay không liên lạc cũng như không bị máy bay Trung Quốc giám sát. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khi được hỏi về việc nước này sẽ phản ứng thế nào với những vụ tương tự sẽ xảy ra đã trả lời "Trung Quốc sẽ có phản ứng thích hợp phụ thuộc vào tình hình và mức độ đe dọa".

Về phía Nhật Bản, sau một yêu cầu từ chính phủ, hai hãng hàng không lớn là Japan Airlines (JAL) và ANA Holdings đã dừng việc thông báo kế hoạch bay và những thông tin khác cho phía Trung Quốc kể từ hôm thứ tư. Không hãng nào gặp vấn đề khi đi qua ADIZ.

Theo JAL, Hiệp hội công nghiệp hàng không Nhật Bản đã kết luận không có mối đe dọa nào với sự an toàn của hành khách khi máy bay bỏ qua yêu cầu từ phía Trung Quốc. Cả hai hãng này đều cập nhật thông tin trên trang web về quyết định của mình.

Một số chuyên gia phân tích, động thái của Trung Quốc là nhằm xói mòn sự kiểm soát của Nhật với quần đảo tranh chấp. "Hành động này có thể phản tác dụng", Brad Glosserman, giám đốc điều hãng Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS nói. "Nó đang xác nhận những cách nhìn tồi tệ hơn về Trung Quốc tại châu Á. Người Trung Quốc một lần nữa đang kéo Mỹ lại gần hơn Nhật Bản".

Hành động của Trung Quốc cũng làm tăng cao sự ủng hộ tại Nhật với Thủ tướng cứng rắn Shinzo Abe. Ông Abe đã đưa ra lịch trình thúc đẩy các khả năng quân sự, nới lỏng điều khoản Hiến pháp hòa bình thời hậu chiến.

Đại sứ Mỹ tại Nhật - Caroline Kennedy - trong phát biểu đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi đầu tháng - đã chỉ trích "hành động đơn phương của Trung Quốc đang xói mòn an ninh khu vực". Bà khẳng định, Nhật đã "thể hiện sự kiềm chế lớn trong cả năm qua" và thúc giục Tokyo tiếp tục như vậy.

Diễn biến mới trong cuộc tranh chấp Trung - Nhật xảy ra ngay trước chuyến công du của phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông dự kiến tới Nhật tuần tới và cũng thăm cả Trung Quốc, Hàn Quốc. Cuộc tập trận hải quân hàng năm Mỹ - Nhật cũng đang diễn ra ở vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa và Kyushu - phần phía đông ADIZ mà Trung Quốc công bố. Cuộc tập trận có sự tham gia của siêu tàu sân bay USS George Washington và được lên kế hoạch từ trước lúc Bắc Kinh công bố Vùng xác định phòng không.

Tướng Lạc Nguyên của Trung Quốc nổi tiếng với tuyên bố cứng rắn nói rằng, nước này nên sử dụng sức mạnh tại ADIZ nếu cần thiết. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, câu hỏi đặt ra là Trung Quốc có hay không tài sản quân sự để thực thi đầy đủ những quy định mới.

Ngoài động thái ở Hoa Đông, Trung Quốc đã điều động tàu sân bay duy nhất tham gia nhiệm vụ huấn luyện lần đầu tiên ở Biển Đông - vùng biển nước này có tranh chấp với một số quốc gia Đông Nam Á.

Thái An(theo Reuters, Bloomberg)

Các bản tin khác:
» Vùng phòng không TQ: Sau Hoa Đông sẽ "xử" biển Đông?
» Sáng nay bấm nút Hiến pháp sửa đổi
» "Thủy điện "con cóc", vỡ cũng không ăn thua"
» Khó xác định mang thai hộ là nhân đạo
» Bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương 2.000 tỷ đồng