Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1
0985525773
Kinh doanh 2
0983505352
Kinh doanh 3
0986438532
Kinh doanh 4
0986204553
Thống kê truy cập
2.777.214
Bộ trưởng Thăng có dám vi hành qua suối bằng bao nilon?
Những hình ảnh sống động của các cô giáo và học trò ở Điện Biên vượt sông mùa lũ đến trường học bằng cách...chui vào bao nilon nhanh chóng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội ngày hôm nay, 17/3.

Theo tường thuật của phóng viên Tuổi Trẻ, có lẽ chưa ở đâu trên thế giới này có kiểu qua suối kỳ lạ như thế.

 BẤM ĐỂ XEM CLIP

Clip do cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) quay lại. Con suối trong clip là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.

Cô giáo Minh đã tặng lại các phóng viên báo Tuổi Trẻ những clip này khi các phóng viên đi thực tế cho chương trình xây dựng điểm trường "Tháng ba biên giới".

"Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương? Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối" - tác giả bài báo trên Tuổi Trẻ viết.

"Chưa có clip nào, bài báo nào mà bạn đọc chia sẻ nhanh, nhiều đến thế. Không hiểu các nhà chức năng suy nghĩ điều gì! Rất mong hãy mọi người cùng chia sẻ vơi những gì khó khăn nơi đây" - một bạn đọc là từng là thầy giáo, rồi cán bộ quản lý giáo dục chia sẻ.

Liên tưởng tới những chuyến vi hành đi xe khách, đi xe buýt của các quan chức gần đây, môt bạn đọc khác bình luận: Liệu các Bộ trưởng như Đinh La Thăng, Phạm Vũ Luận, hay Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị có nghĩ đến phương án vi hành như thế này?

  • Song Đăng (Clip: Tuổi Trẻ)
Các bản tin khác:
» “Cơn Sốt” Thăng Long Number One sắp bàn giao, tặng ngay 30triệu
» Bôxit Tây Nguyên tầm nhìn 2020: Tăng vốn, lỗ nặng
» Sập cầu treo, chậm tàu điện: Công cốc đầu tư công
» Thi PGĐ Học viện Tư pháp: Người trẻ hơn trúng tuyển
» Nhà độc gỗ mít: Đại gia kiềng nể lão nông Hà Nội