Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1
0985525773
Kinh doanh 2
0983505352
Kinh doanh 3
0986438532
Kinh doanh 4
0986204553
Thống kê truy cập
2.777.213
Thái Lan kêu gọi thủ lĩnh biểu tình ra hàng
Giới chức Thái Lan kêu gọi cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, lãnh đạo của cuộc biểu tình chống chính phủ, ra đầu hàng vì tội vi phạm các quy định về tình trạng khẩn cấp, trong khi lệnh bắt đã được tòa án phát ra.

 

Ông Suthep Thaugsuban nói chuyện với người biểu tình trong cuộc tuần hành ở Bangkok hôm 2/2. Ảnh: AFP.

Ông Suthep Thaugsuban nói chuyện với người biểu tình trong cuộc tuần hành ở Bangkok hôm 2/2. Ảnh: AFP.

"Chính phủ yêu cầu Suthep nộp mình cho nhà chức trách, những người không muốn dùng vũ lực để bắt ông. Ông ta có khoảng 50 tay súng bảo vệ và chúng tôi không muốn phải nhìn thấy sự đổ máu nào nữa", Xinhua dẫn lời Chalerm Yubamrung, Bộ trưởng Lao động Thái Lan, người đứng đầu Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO) nói.

Lệnh bắt giữ được ban ra đối với cựu phó thủ tướng và một số cựu nghị sĩ quốc hội của đảng Dân chủ. Họ là những người lãnh đạo cuộc biểu tình kéo dài đang diễn ra ở Thái Lan bất chấp tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực từ tháng trước. Ông Chalerm từ chối bình luận về cách bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình trong khi họ vẫn tuần hành tại nhiều nút giao thông ở trung tâm thủ đô Bangkok.

Suthep và các cựu chính trị gia đảng Dân chủ bị cáo buộc tổ chức biểu tình làm gián đoạn cuộc bầu cử hôm 2/2 tại Bangkok và miền nam Thái Lan, khiến giao thông tê liệt, chiếm giữ nhiều tòa nhà chính phủ.

Cuộc bầu cử trên được Thủ tướng Yingluck tổ chức với hy vọng xoa dịu làn sóng biểu tình chống chính phủ bao trùm thủ đô Bangkok suốt ba tháng qua. Việc bỏ phiếu đã diễn ra hòa bình ở 90% điểm bầu cử của Thái Lan. Những nơi mà hoạt động này bị gián đoạn sẽ được Ủy ban Bầu cử tổ chức bỏ phiếu lại theo luật.

Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Tỷ phú này sống lưu vong kể từ khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006.

Những người biểu tình đòi Thủ tướng tạm quyền Yingluck từ chức và thay thế chính phủ đương nhiệm bằng một hội đồng nhân dân không thông qua bầu cử. Họ muốn xóa bỏ tận gốc ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan. Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí bởi bà được bầu ra từ đa số, và cho rằng yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.

Nguyễn Tâm

Các bản tin khác:
» Đường về Sài Gòn sau Tết thông thoáng hơn
» Người “thổi hồn” cho tre Việt “hóa rồng
» Mỹ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đường 9 đoạn phi pháp trên Biển Đông
» Tổng thống Putin: Nước Nga không có đối thủ
» Người mẹ khốn khổ 10 năm chờ con về ăn Tết trong vô vọng