Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1
0985525773
Kinh doanh 2
0983505352
Kinh doanh 3
0986438532
Kinh doanh 4
0986204553
Thống kê truy cập
2.777.214
Đề nghị Quốc hội kiểm soát việc mua sắm tàu ngầm, tên lửa
Theo Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc mua sắm vũ khí, khí tài không nên chỉ là đặc quyền của Bộ Quốc phòng, Công an. Quốc hội phải kiểm soát được hoạt động này, dù có chừng mực.

Góp ý cho dự án Luật Đầu tư công, chiều 18/11, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề cập đến lĩnh vực đầu tư cho hoạt động an ninh quốc phòng. Theo vị đại biểu tỉnh Quảng Ngãi này, đây rõ ràng là một hoạt động đầu tư từ ngân sách song với tính chất nhạy cảm của nó thì không thể công khai, minh bạch như đối với các hoạt động đầu tư khác.

thutuong-nguyentandung-1-70512-1405-2062

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thị sát tàu ngầm Hà Nội hồi tháng 5. Ảnh: Chinhphu.vn.

Dẫn ra ví dụ về mô hình hội đồng trang bị vũ khí, khí tài thuộc quốc hội Hàn Quốc, ông Bình cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo. Theo đó, hội đồng này bao gồm các tướng lĩnh, nhà tài chính… Quyết định từ hội đồng này không hoàn toàn công khai nhưng vẫn là một thiết chế để kiểm soát và để việc mua sắm vũ khí không chỉ là đặc quyền của Bộ Quốc phòng, Công an.

“Cần mua tàu ngầm, tên lửa thì vẫn mua nhưng Quốc hội phải kiểm soát được. Dù nhạy cảm nhưng vì đầu tư công là tiền thuế của dân nên khoản đầu tư này cần được kiểm soát trong một chừng mực nhất định để tiền của dân được sử dụng đúng mục đích, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ đất nước”, ông Bình đề nghị.

Chia sẻ với Viện trưởng Bình, đại biểu Lê Việt Trường cho rằng, trong lĩnh vực an ninh quốc phòng cần phân định rõ điều gì có thể công khai và có quy định ở mức độ nào để Quốc hội có thể kiểm soát.

“Bí mật là phương án tác chiến, là việc sử dụng vũ khí nhưng việc mua sắm tàu ngầm Kilo, tàu chiến Gepard thì ta chưa mua trên mạng đã thông tin. Bản thân đơn vị bán họ cũng phải công bố theo quy định quốc tế”, vị Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Quốc hội nói và đề nghị nguyên tắc công khai minh bạch trong dự án Luật Đầu tư công phải được bổ sung cụ thể hơn để phù hợp với khía cạnh này.

NguyenHoaBinh-1877-1384789492.jpg

Ông Nguyễn Hòa Bình: "Quốc hội phải kiểm soát được việc mua tàu ngầm, tên lửa". Ảnh: Nguyễn Hưng.

Tiềm lực quân sự của Việt Nam những năm gần đây được tăng cường, hiện đại hóa với các hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm Kilo, các tàu hộ vệ tên lửa Gepard, máy bay Su-30 hay hệ thống phòng không S300… của Nga. Tuy nhiên, các thông tin về hoạt động này ít khi được đề cập chi tiết. Quốc hội cũng không bàn thảo.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress năm 2011, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho hay, tỷ lệ mua sắm quốc phòng mỗi năm của Việt Nam khoảng 1,8% GDP (tương đương 2 tỷ USD tính trên GDP của năm). Theo tướng Vịnh, đây là mức thấp so với khu vực và thế giới.

Nguyễn Hưng

Các bản tin khác:
» Đại biểu của chúng ta quá tài tình!
» Bệnh 'sợ, ghét lý thuyết' có hại cho cải tổ giáo dục
» 'Không nhiều câu chất vấn Bộ trưởng Y tế'
» Bị siết hoa hồng, xăng dầu bật Bộ Tài chính
» Bị siết hoa hồng, xăng dầu bật Bộ Tài chính