Hỗ trợ trực tuyến
Kinh doanh 1
0985525773
Kinh doanh 2
0983505352
Kinh doanh 3
0986438532
Kinh doanh 4
0986204553
Thống kê truy cập
2.777.214
“Tước quân tịch, cho ra khỏi ngành cán bộ CSGT bắn nhau”
(Dân trí) - “Phải tước quân tịch, cho ra khỏi ngành những cán bộ liên quan đến vụ Cảnh sát giao thông bắn nhau ở Đồng Nai, không thể chấp nhận cán bộ thiếu ý thức và có hành động như vậy. Phải xử lý nghiêm để răn đe và tránh xảy ra những sự việc tương tự.”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP về tăng cường các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chiều 12/11.

Đối với lực lượng thực thi công vụ là Cảnh sát giao thông (CSGT) và thanh tra giao thông, Phó Thủ tướng yêu cầu phải xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ có hành vi bao che, dung túng cho tiêu cực, xử lý vi phạm sai quy trình dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an phải xử lý nghiêm khắc vụ việc CSGT bắn nhau tại Trạm Kiểm soát giao thông Suối Tre (xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, Đồng Nai) làm 1 cán bộ Phó trạm tử vong và 2 sĩ quan bị thương nặng xảy ra hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lên kinh nghiệm của các nước về vấn đề đảm bảo trật tự ATGT là “ý thức, ý thức và ý thức”, giáo dục sâu sắc ý thức giữ gìn trật tự ATGT từ trẻ nhỏ cho tới người lớn, như vậy mới giảm thiểu được tai nạn giao thông (TNGT).

Sau những vụ TNGT đường thủy nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải kiên quyết đình chỉ các phương tiện giao thông thủy không đảm bảo an toàn, xử lý nghiêm tàu thuyền du lịch không đảm bảo an toàn.

“Nơi nào xảy ra tai nạn đường thủy thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm, gắn trách nhiệm với người đứng đầu ở từng huyện, xã, thôn…” - Phó Thủ tướng cho hay.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các giải pháp để đảm bảo tốt nhất trật tự ATGT trong những tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014 là tăng cường quản lý hoạt động vận tải và siết chặt kiểm soát tải trọng xe để từ đó giảm thiểu TNGT, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ.

Số người chết vì TNGT giảm xuống dưới 10.000 người/năm

Theo đánh giá của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, TNGT đã giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2012.

Sau hơn 10 năm, số người chết vì TNGT năm 2012 xuống dưới con số 10.000 người/năm. Tuy nhiên, các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn nhiều, tính chất và mức độ nghiêm trọng còn cao, số người chết và số người bị thương vẫn còn ở mức cao. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGT như: uống rượu bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành thậm chí chống người thi hành công vụ vẫn còn diễn ra phổ biến.” - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng cho hay.


Tai nạn giao thông năm 2012 đã giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông năm 2012 đã giảm cả 3 tiêu chí

Ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, vấn đề ùn tắc giao thông đã được giải quyết một cách cơ bản. Các giải pháp giao thông được áp dụng tốt như: hoàn thành các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm; lắp đặt cầu vượt cho xe có tải trọng nhẹ; đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố chính; bố trí lệch giờ làm việc, học tập.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, ở một số địa phương nhận thức trách nhiệm của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, thiếu toàn diện về công tác đảm bảo trật tự ATGT; tư tưởng giao khoán cho lực lượng chuyên trách và hiện tượng chủ quan, chưa thấy hết vai trò, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực thi pháp luật về trật tự ATGT vẫn còn tồn tại; một số địa phương lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến hoạt động của văn phòng thường trực Ban ATGT; công tác thông tin, báo cáo các vụ tai nạn nghiêm trọng còn hạn chế, chưa kịp thời.

Ngoài ra, một số tồn tại khác cũng được đề cập đến trong công tác xây dựng, hoàn thiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến pháp luật; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; hoạt động tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, đặc biệt vẫn còn hiện tượng tiêu cực, vi phạm quy trình xử lý còn xảy ra, việc xử lý các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT còn hạn chế.

Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, đào tạo và sát hạch lái xe, đăng kiểm xe cơ giới, các giải pháp phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia và quản lý việc sản xuất, kinh doanh sử dụng mũ bảo hiểm chưa được thực hiện kiên quyết, thường xuyên; tình trạng uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện còn phổ biến, vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT...

Châu Như Quỳnh

Các bản tin khác:
» Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất
» “Với Việt Nam, Tổng thống Putin có mối ân tình đặc biệt”
» Nhiều người Triều Tiên bị xử bắn vì xem truyền hình Hàn Quốc?
» Philippines ban bố tình trạng thảm họa quốc gia
» Giảm giá xăng 250 đồng/lít